Hội bếp trưởng Sài Gòn

Hot

Post Top Ad

LightBlog

Post Top Ad

Your Ad Spot

Thứ Tư, 25 tháng 10, 2017

Tư vấn nghề bếp - kinh doanh từ đam mê bánh ngọt

tháng 10 25, 2017 0
Vượt xa khái niệm là món tráng miệng, bánh ngọt đã được nâng tầm thành nghệ thuật trong giới ẩm thực và trong cả cuộc sống. Những chiếc bánh mềm mại, thơm xốp, vấn vương hương vị ngọt nào của trái cây và kem bơ từ lâu đã trở thành đam mê và là nghề nghiệp kinh doanh của nhiều người khéo tay. Và nếu bạn là một người yêu bánh, thích học làm bánh thì sao không thử biến cái đam mê ấy thành ý tưởng kinh doanh nhỉ?
Tham khảo 4 ý tưởng siêu hay ho dưới đây và bắt tay thực hiện cùng EZcooking – dạy làm bánh ngọt chuyên nghiệp nhé!!!

1. Lớp học làm bánh

Hiện nay có rất nhiều các trang mạng và sách dạy làm bánh ngọt nhưng không phải ai cũng có khả năng nhìn những công thức và lời hướng dẫn để tự làm bánh. Với kinh nghiệm làm bánh của bạn, mở một lớp học làm bánh trực tuyến là hoàn toàn có thể phải không?  Bạn có thể tự quay clip hướng dẫn, đăng tải lên kênh youtube riêng và trên facebook cá nhân để tạo thương hiệu và tiếp cận với nhiều học viên hơn nữa. Bạn có thể mở và gây dựng trang web riêng của mình, nơi đăng tải clip và bài viết hướng dẫn.
Không giống như những công thức làm bánh trên các website ẩm thực, các bài viết với nét riêng là những kinh nghiệm trong quá trình làm bánh của bạn sẽ tạo nên nét độc đáo cho trang web. Sau quá trình gây dựng danh tiếng, bạn có thể bước chân từ thế giới ảo ra thế giới thực với lớp dạy làm bánh. Tuy nhiên, quá trình này sẽ đòi hỏi bạn mất 1 vài năm để gây dựng uy tín cũng như có đủ kinh nghiệm và tài chính để có thể mở và đứng lớp.

2. Dịch vụ làm bánh đám cưới, sinh nhật

Đám cưới là một ngày thật đăc biệt đối với mỗi người, đánh dấu một giai đoạn mới, một con đường mới. Thay vì đặt bánh tại các trung tâm sự kiện tổ chức đám cưới như trước đây, nhiều bạn trẻ muốn có chiếc bánh cưới mang dấu ấn riêng trong ngày trọng đại này. Khác với những chiếc bánh mouse hay cup cake thông thường, bánh cưới đòi hỏi người làm cần có tay nghề cứng, kỹ năng kết hợp và “thiết kế” các sản phẩm trang trí vừa đẹp mắt vừa mang dấu ấn riêng của từng khách hàng. Tuy nhiên, với mỗi chiếc bánh cưới, bạn sẽ được thử sức mình khi thỏa sức sáng tạo và có thêm nhiều kinh nghiệm riêng.
Không chỉ có bánh cưới, bánh sinh nhật in hình hay theo yêu cầu riêng cũng là một ý tưởng để bạn quan tâm. Yêu cầu với bánh sinh nhật cũng không cao như với bánh cưới nhưng vẫn đòi hỏi bạn sự sáng tạo đó. Bạn có thể làm bánh theo yêu cầu hoặc sử dụng hình ảnh các mẫu bánh đang được yêu thích gần đây, với mỗi nhóm khách hàng khác nhau sẽ có yêu cầu khác biệt về mẫu mã và giá bán. Bạn có thể kết hợp cả bánh cưới và bánh sinh nhật vào ý tưởng kinh doanh của mình để có thêm nhiều khách hàng và kinh nghiệm nhé.

3. Bánh ngọt và cà phê

Paris Gâteaux, Tous les Jours, …và rất nhiều cửa hàng cà phê bánh ngọt đang có trên thị trường có thể khiến bạn lo ngại khi nghĩ đến ý tưởng kinh doanh này. Nhưng mỗi tiệm cà phê – bánh ngọt đều có đặc điểm riêng và thu hút lượng khách nhất định. Tại các tiệm này, menu nổi bật vì sự đa dạng của các loại bánh và sức hấp dẫn của đồ uống đi kèm. Mỗi nhóm khách hàng sẽ có nhu cầu và yêu cầu riêng về không gian, đồ uống và chất lượng bánh ngọt. Vì vậy, trong các ý tưởng trên đây, có thể thấy mở tiệm cà phê - bánh ngọt là một ý tưởng mạo hiểm nhưng không kém phần hấp dẫn.
Thay vì tự mình làm ra những chiếc bánh nhỏ xinh, bạn sẽ cần nâng tầm bản thân thành một nhà quản lý, điều hành quán café, kiêm các chân phục vụ khác. Cùng với đó là khả năng tài chính, kinh doanh, quản lý nhân sự, chọn lựa địa điểm…và vô số công việc không tên khác sẽ phát sinh trong quá trình hiện thực hóa ý tưởng này.

4. Làm bánh ngọt tại nhà

Không mất chi phí thuê địa điểm hay đầu tư nhân viên, với số vốn và kinh nghiệm hạn chế, bạn vẫn có thể biến tài năng làm bánh thành cơ hội làm giàu cho mình với ý tưởng làm bánh ngọt tại nhà. Vừa là đầu bếp chính, vừa là chủ tiệm làm bánh tại gia sẽ đem đến cho bạn nhiều kinh nghiệm bổ ích. Cửa hàng của bạn có thể là trên facebook, website hoặc các diễn đàn, những địa điểm tập trung nhiều khách hàng tiềm năng. Bạn có thể thử sức với bánh su kem, pudding, mouse…đơn giản, số lượng làm nhiều và dễ kinh doanh.
Nếu kinh doanh tại nhà, bạn hãy lưu ý đến việc đóng gói và vận chuyển để tạo sự chuyên nghiệp cho thương hiệu của mình. Khách hàng dù mua số lượng ít nhưng nếu bạn có khung giá vận chuyển và cách đóng gói sản phẩm đẹp thì người nhận sẽ cảm thấy được chăm sóc như tại các tiệm bánh ngọt danh tiếng. Đừng ngại ngần trong việc tạo nét riêng biệt cho cửa hàng của bạn nhé.


Để biến ý tưởng kinh doanh trên đây thành hiện thực cần rất nhiều nỗ lực và bài học kinh nghiệm. Qua những ý tưởng kinh doanh cho người yêu bánh ngọt trên đây, bạn sẽ có cho mình lựa chọn phù hợp để thêm tự tin trong việc đưa tài năng làm bánh của mình đến với nhiều người hơn nữa. Nếu bạn có câu chuyện về quá trình mở shop hoặc kinh doanh bánh ngọt, hãy chia sẻ cùng chúng tôi nhé.
Read More

Thứ Tư, 18 tháng 10, 2017

Ngọt lịm bánh flan không mắc lỗi

tháng 10 18, 2017 0
Làm bánh flan không khó, tuy nhiên để ra được một mẻ bánh hoàn hảo lại không phải là điều mà ai cũng thành công ngay lần đầu, chúng ta có thể dễ dàng gặp phải một số lỗi khiến bánh bị rỗ hay không đông. EZcooking – dạy làm bánh ngọt chuyên nghiệp sẽ giúp các bạn khắc phục chúng trong bài viết này.

1.Bánh Flan không đông

Do tỉ lệ trứng : sữa chưa phù hợp (thường do quá nhiều sữa). Chú ý cân đong chính xác và làm theo đúng chỉ dẫn trong công thức.
Do nhiệt độ nướng/ hấp quá thấp hoặc thời gian nướng/ hấp chưa đủ dài để bánh chín hẳn.

2. Bánh Flan rỗ mặt

Thường gặp với phương pháp hấp cách thủy, do hơi nước bốc lên, đọng lại ở nắp vung nồi rồi nhỏ xuống gây rỗ bề mặt flan.

Cách khắc phục: Dùng một chiếc khăn sạch và thấm nước tốt phủ lên miệng nồi để hứng nước đọng ở nắp nồi hấp. Ngoài ra cách khoảng 10 – 15 phút có thể mở vung lau sạch nước đọng. Hoặc có thể đậy nắp hay bọc khuôn flan bằng ni lông thực phẩm, giấy bạc… chú ý khi đậy nắp hoặc bọc khuôn flan thì cần bọc kín vì nếu hở hơi nước vẫn có thể đọng trên các tấm nắp đậy này.

3. Bánh Flan rỗ đáy hoặc rỗ bên trong

Có thể gặp với cả hai phương pháp nướng và hấp cách thủy, thường do nhiệt độ quá cao làm cho hỗn hợp trứng sữa sôi và tạo tổ ong.

Cách khắc phục:
Để đúng nhiệt độ quy định. Với phương pháp hấp, nên đặt bếp ở mức nhỏ và vừa đủ cho nước trong nồi sôi lăn tăn. Với phương pháp nướng cách thủy nhiệt độ nướng có thể giao động trong khoảng 150 – 1700C tùy lò. Thời gian nướng hay hấp sẽ tùy thuộc vào kích thước khuôn. Các khuôn có thành cao sẽ nướng lâu hơn thành thấp.

Chất liệu khuôn và chất liệu khay đặt khuôn ( cho phương pháp nường) đôi khi cũng có thể là nguyên nhân. Khuôn kim loại dẫn nhiệt tốt hơn khuôn sứ, nên nếu dùng khuôn kim loại, nên bọc thêm một lớp giấy bạc bên ngoài thành khuôn để giúp giảm nhiệt truyền vào khuôn.

Với phương pháp nướng cách thủy, không nên dùng khay đi kèm với lò nướng vì khay này tiếp xúc trực tiếp với thành lò cho nên nhiệt sẽ cao hơn, dễ làm phần đáy flan bị rỗ. Có thể đặt thêm một chiếc khăn ở đáy khay để giúp nhiệt tiếp xúc với đáy khuôn thấp hơn, tránh cho flan bị sôi và rỗ đáy.

Với phương pháp hấp, nên dùng nồi hấp hai tầng, hoặc xửng hấp. Không nên đặt khuôn flan trực tiếp vào nồi, để đáy khuôn tiếp xúc với đáy nồi, nhiệt tại đáy khuôn sẽ dễ bị quá cao làm flan sôi và rỗ đáy.

4. Bánh Flan phồng, nứt mặt hoặc trên mặt có một lớp váng khô


Có thể do quá trình trộn trứng sữa chưa được đều hoặc nhiệt nướng trên quá cao. Khắc phục bằng cách hạ thấp khay nướng, giảm lửa trên hoặc chỉ nướng lửa dưới trong thời gian đầu rồi mới chỉnh hai lửa.
Read More

Thứ Ba, 17 tháng 10, 2017

Công thức làm 13 loại bánh flan siêu ngon lành

tháng 10 17, 2017 0
Bánh flan hay caramen xuất xứ từ nền ẩm thực châu Âu tuy hiện nay đã phổ biến tại nhiều nơi trên Thế giới. Ở Việt Nam, bánh flan cũng dần thịnh hành tại các vùng đô thị như một đồ ăn tráng miệng, một thức quà được các bạn trẻ ưa thích và rất bổ dưỡng cho trẻ em hoặc phụ nữ mang thai. EZcooking – dạy làm bánh ngọt chuyên nghiệp sẽ giúp các bạn làm các phiên bản bánh flan ngon tuyệt này cho cả gia đình nhé.


1, Bánh flan cam

Nguyên liệu:

- 2 quả cam.
- 3 quả trứng gà.
- 300ml sữa tươi không đường.
- 50gr đường cát.

Cách làm:

Bước 1: Cam bổ ngang tính từ núm xuống bạn chia 3 phần rồi cắt 1 phần, để lại 2/3 của quả, sau đó bạn vắt sạch nước, cho qua rây để không còn lẫn tếp cam, phần xơ của múi còn lại bên trong sau khi đã vắt nước thì bạn lấy thìa vét sạch để làm thành một chiếc khuôn bánh dễ thương đó bạn.
Bước 2:  Tiếp theo bạn nấu đường lên chờ đường chuyển sang màu vàng cánh gián thì bạn đổ đường vào đáy quả cam.
Bước 3:  Đập trứng ra một chiếc bát sau đó bạn bỏ hết lòng trắng chỉ giữ nguyên phần lòng đỏ thôi nhé, vì nếu bạn giữ cả phần lòng trắng bánh sẽ rất dễ bị tanh đấy.
Bước 4:  Tiếp tục cho thêm sữa, đường, nước cam vào cùng bát trứng, sau đó dùng máy đánh trướng đánh đều cho các nguyên liệu hòa quyện lại với nhau.
Bước 5:  Khéo léo đổ hỗn hợp vừa đánh vào vỏ cam đã cho đường chưng vào đáy rồi cho vào nồi hấp cách thủy chừng 15 phút, kiểm tra bằng cách chọc tăm vào bánh, nếu bánh không còn dính ướt thì nghĩa là bánh đã chín, với các loại bánh flan khác bạn có thể nướng nhưng vì bánh flan cam chiếc khuôn đựng bánh là vỏ cam nên bạn không dùng cách nướng nhé, vì nướng sẽ làm cho vỏ cam quắt lại nhìn sẽ mất thẩm mỹ.
Bước 6:  Sau khi bánh chín bạn cho bánh ra, chờ bánh nguội thì để vào ngăn mát tủ lạnh, bảo quản và ăn hết trong vòng 2-3 ngày thôi bạn nhé, vì bánh tự làm không có chất bảo quản nên bạn tránh để lâu vi khuẩn sẽ rất dễ xâm nhập.

2, Bánh flan trái dừa thạch lá dứa

Nguyên liệu

- 2 quả dừa xiêm
-  Nước cốt dừa
-  25 gram bột thạch rau câu
-  2 quả trứng gà
-  400 ml sữa tươi
-  Lá dứa

Cách làm

Bước 1: Để làm món bánh flan trái dừa ngon bạn nên chọn dừa xiêm không quá già, phần cùi dừa mềm. Sau đó khéo léo tách bỏ phần vỏ cứng bên ngoài rồi gọt sạch phần vỏ xám . Sau đó để cho dừa được trắng bạn nên rửa nhiều lần với nước, rồi khoét một lỗ trên đỉnh đầu để lấy phần nước dừa ra.
Bước 2:  Lá dứa rửa sạch cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn rồi chắt lấy phần nước cốt màu xanh đậm.
Bước 1:  Nước lá dứa pha cùng với 1/3 nước dừa cùng bột rau câu khuấy đều lên rồi cho vào nồi đun sôi, sau đó cho ra khay để nguội rồi để vào ngăn mát tủ lạnh.
Bước 3:  Hỗn hợp bánh flan gồm đường, sữa tươi, bột rau câu và 2 quả trứng gà vào khuấy đều lên rồi lọc qua rây để bánh flan được mềm mịn hơn. Đun hỗn hợp này sôi lên rồi cho phần nước dừa còn lại vào đun chừng 5 -10 phút nữa rồi tắt bếp.
Bước 4:  Thạch lá dứa lấy trong tủ lạnh ra, cắt thành những thanh dài rồi trộn đều vào phần bánh flan sau đó rót vào hai quả dừa xiêm đã chuẩn bị từ trước. Nhớ không nên đổ đầy vì khi hấp bánh sẽ nở ra nữa.
Bước 5:  Đun một nồi nước lớn để chưng cách thuỷ dừa xiêm, bạn nhớ thêm lá dứa vào nước cho thơm. Chưng cách thuỷ dừa trong khoảng 90 phút là bánh flan đã chín, bạn có thể kiểm tra bằng cách dùng tăm xăm lên bánh flan nếu thấy không dính được.
Bánh flan trái dừa để nguội rồi cho vào tủ lạnh vài tiếng trước khi ăn.

3, Bánh flan sữa tươi

Nguyên liệu

Về phần bánh
– 4 lòng đỏ trứng + 2 trứng (trứng gà tươi).
– Sữa tươi: 500 ml.
– 60g đường.
– ống vani: 1-2 ống.
– 1/2 muỗng cà phê muối.
– cốc hoặc bát con để làm khuôn bánh.
– 1 chiếc rây lọc.

Về phần caramen
– 60g đường.
– 100ml nước lọc.
– 1 muỗng nước cốt chanh.

Cách làm bánh flan

Bước 1: Làm caramel.
– Bạn cho đường và nước vào một chiếc nồi (với tỉ lệ đường: nước là 3:2) sáng màu để tiện quan sát và đun nhỏ lửa đến khi đường tan. Khi đó dùng đũa khuấy đều và đun thêm từ 5- 10 phút đến khi đường chuyển màu nâu cánh dán thì tắt bếp. Sau đó cho thêm một muỗng nước cốt chanh tươi vào để bánh flan có mùi thơm đặc trưng.
– Vì caramen đông cứng rất nhanh nên bạn cần nhanh tay cho ngay 1 lớp mỏng caramen vào khuông ngay khi còn nóng, như vậy bánh của bạn sẽ có màu bắt mắt. Sau đó để khuôn vào chỗ mát cho caramen nguội và đông cứng lại.
Bước 2: Làm bánh flan.
– Cho trứng (4 lòng đỏ trứng + 2 trứng) và đường vào 1 cái âu rồi khuấy thật nhẹ tay, cố gắng không làm xuất hiện bọt khí, khuấy cho tới khi tan đường.
– Đun sữa trên bếp, không đun sôi mà chỉ đến khoảng 70 độ C (sữa chỉ cần hơi nóng và bọt lăn tăn xung quanh nồi) thì tắt bếp. Nếu đun sữa quá nóng hoặc sôi sẽ làm sữa bị hỏng.
– Cho hỗn hợp trứng đã chuẩn bị từ bước trước đổ vào nồi sữa tươi và đánh đều lên, cho thật nhẹ nhàng để tránh nổi bọt và trứng bị vón cục lại. Kiểm tra lại hỗn hợp để loại bỏ những viên bị vón cục. Đánh đều để hỗn hợp trứng sữa trộn vào nhau là được.
– Cho vani vào quấy đều .Dùng một chiếc rây để lọc hỗn hợp trên một lần để chiếc bánh flan của bạn được mịn màng và mềm thơm.
– Rót hỗn hợp đã lọc vào những chiếc cốc để làm công đoạn tiếp theo.
Bước 3: Nướng hoặc hấp bánh.
– Nướng: Chuẩn bị 1 lò nướng. Đun sôi 1 nồi nước, rót nồi nước đó vào khay nướng trong lò rồi đặt khuôn bánh vào trong khay nướng có đổ nước đó. Cho vào lò nướng trong vòng 40 phút là được (tùy khuôn to hay nhỏ để điều chỉnh thời gian nướng cho phù hợp).
– Hấp: Chuẩn bị một chiếc nồi hấp có sẵn nước đun sôi. Bắc lên bếp để đun. Tiếp theo bạn cho các cốc bánh flan vào nồi rồi dùng một chiếc khăn để phủ lên mặt các cốc, nhằm tránh cho bánh bị rỗ khi nước ở vung hấp nhỏ xuống. Cho lửa vừa và thi thoảng bạn dùng khăn để lau nước ở vung. Hấp chừng 30- 40 phút thì bánh đã chín.
– Khi ăn bạn có thể úp bánh ra đĩa hoặc bát vừa, thêm một chút café, nước cốt dừa hoặc hoa quả tươi và đá sẽ làm bánh của bạn thơm ngon hơn rất nhiều.

Yêu cầu và chú ý:

– Nếu làm bánh flan cho trẻ nhỏ bạn không nên cho thêm lớp caramen vào.
– Khi hấp bánh flan, nên hạn chế hơi nước tụ lại quanh bánh, tốt nhất bạn dùng một tấm vải sạch phủ lên mặt lồng hấp để hút bớt hơi nước, sau đó điều chỉnh lửa thật nhỏ.
– Sử dụng sữa dê bột làm bánh flan có độ mịn và đặc hơn, khi ăn bánh có mùi thơm nhẹ.
– Bánh flan có mùi thơm đặc trưng của trứng, sữa, vani.
– Có vị dịu mát của chanh tươi.
– Bánh phải mềm, mặt bánh mịn, không bị rỗ mặt, rỗ thành bánh.

4, Bánh flan sữa chua

Nguyên liệu:

- 2 lá gelatin
- 2 lòng đỏ trứng
- 40g đường
- 160ml sữa chua
- 2-3 giọt tinh chất vani
- 300g sữa chua
- 10ml rượu brandy.
- 40g đường
- 15ml nước
- 45ml nước nóng.

Cách làm bánh flan:

Bước 1: Cho đường cùng 15ml nước lọc vào nồi, đun lửa nhỏ đến khi đường chuyển sang màu vàng cánh gián thì bắc nồi ra đổ đường vào đáy khuôn bánh
Bước 2:  Cho gelatin vào nước ngâm mềm.
Bước 3: Đập trứng ra bát, tách bỏ lòng trắng chỉ giữ nguyên lòng đỏ thôi bạn nhé, sau đó bạn cho đường vào và lấy máy đánh trứng đánh cho đến khi hỗn hợp quyện sánh lại và ngả màu vàng kem.
Bước 4: Cho sữa vào nồi đun đến khi nóng già sau đó đổ sữa vào hỗn hợp trứng vừa đánh và liên tục khuấy đều đến khi các nguyện liệu trộn đều vào nhau cho lên bếp đun trên lửa vừa đến khi nóng già thì tắt bếp.
Bước 5: Đổ từ từ gelatin và hỗn hợp trên khuấy thật đều để gelatin hòa tan hoàn toàn. Sau khi hỗn hợp nguội bớt thì cho sữa chua, rượu brandy và tinh chất vani vào, khuấy đều.
Bước 6: Rót hỗn hợp bạn vừa có được ở bước vào khuôn đã đổ đường chưng vào đáy rồi cất vào ngăn mát tủ lạnh khoảng vài tiếng cho đông lại.

5, Bánh flan cơ bản láng mịn thơm ngậy, không bị rỗ

Nguyên liệu

– Sữa tươi không đường: 360ml;
– Trứng gà: 2 quả;
– Lòng đỏ trứng gà: 1 lòng;
– Sữa đặc: 1 muỗng canh ăn phở;
– Đường: 50g;
– Vanilla: 1 muỗng;
– Rượu Rum: 1 muỗng cà phê (nếu có);
– Đường nâu hoặc đường trắng: 120g;
– Nước lạnh: 50ml.


Các bước thực hiện cách làm bánh flan:

Bước 1: Cho đường và nước lạnh cho vào nồi hòa tan. Bắt nồi lên bếp nấu lửa thấp cho đến khi đường chuyển màu vàng hơi sậm thì tắt bếp. Đổ hỗn hợp trên vào chén hoặc hộp tùy ý.
Bước 2: Sữa tươi thêm đường và sữa đặc cho hết vào nồi rồi hòa tan, Bắt lên bếp khuấy lửa nhỏ cho đường tan là được. Tắt bếp cho vanilla và rượu Rum vào hòa chung . Các bạn không cần sữa quá nóng và tuyệt đối không cho sữa sôi.
Bước 3: Trứng cho hết vào âu rồi dùng phới đánh tan (lưu ý các bạn không đáng quá mạnh tay). Sau đó đổ sữa còn hơi ấm vào khuấy đều tay theo 1 chiều. Lượt hỗn hợp này qua ray. Cuối cùng là đổ hỗn hợp đã lượt vào chén caramel. Nếu chén không có nắp các bạn có thể dùng giấy kiếng bọc lại. Xếp các chén vào khay. Đổ nước nóng vào ngập 1/3 chén.
Bước 4: Lò nướng làm nóng ở nhiệt độ 145 độ C. Cho khay bánh vào ngăn thấp nhất lò nướng 35-40 phút là bánh chín. Khi lấy bánh ra bạn sẽ thấy bánh còn hơi lỏng một chút các bạn chỉ cần cho flan vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 2-3 tiếng là úp bánh ra dĩa. Với cách làm bánh flan này sẽ có màu rất đẹp.

Nếu bạn không có lò nướng thì có thể thực hiện cách làm bánh flan bằng phương pháp hấp cách thủy. Chuẩn bị một chiếc nồi cách thủy, đun nước sôi rồi xếp bánh vào hấp, dùng một chiếc khăn đậy lên nắp vung để khi hấp nước không nhỏ xuống bánh. Hấp khoảng thừ 20 đến 30 phút tùy bánh to hoặc nhỏ. Bánh se mặt là bánh chuẩn bị chín, kiểm tra bánh chín bằng cách lấy tăm vào xiên thử nếu bánh không dính vào tăm là bánh đã chín. Nhấc bánh ra để nguộ rồi cất vào tủ lạnh làm mát trươc khi thưởng thức.

Lưu ý với cách làm bánh flan

Bánh flan không nên hấp quá lâu vì hấp lâu sẽ khiến bánh loang lỗ. Đường không nên đun quá lửa sẽ làm cho phần caramel bị đắng bé sẽ chê. Để bánh có màu vàng như hình thì bạn nên dùng 2 trứng và 1 lòng đỏ.

6, Bánh flan rau câu

Nguyên liệu làm bánh flan rau câu cho 4 người
-Sữa tươi không đường 220ml
-2 thìa sữa đặc
-4 quả trứng gà
-4 gói cà phê hòa tan
-Khuôn đổ bánh flan
-Đường kính trắng 100g

Cách làm bánh flan rau câu cho 4 người:

Bước 1: Dùng một bát lớn đổ sữa tươi ra, cho thêm 2 thìa sữa ông thọ vào hòa tan.
Bước 2: Đập trứng gà ra một bát khác, dùng đũa khuấy đều trứng.
Bước 3: Dùng 1 rây nhỏ, lọc trứng qua rây cho chảy xuống tô sữa bên dưới để thu được phần trứng gà mịn.
Bước 4: Khuấy hỗn hợp nhẹ tay cho đến khi thu được hỗn hợp đều, mịn.
Bước 5: Đổ hỗn hợp vào từng khuôn bánh đã chuẩn bị sẵn, rồi cho vào nồi hấp từ 30-40 phút là được.
Bước 6: Sau đó lấy bánh ra, đặt vào thau nước lạnh cho bánh nhanh muội, rồi tiếp tục ủ trong tủ lạnh trong vòng 15 phút.
Bước 7: Dùng một nồi nhỏ, cho hai thìa bột rau câu cùng 400ml nước sạch, đường vào khuấy đều.
Bước 8: Cho phần nước thạch rau câu lên bếp đun sôi với lửa nhỏ.
Bước 9: Sau khi rau câu đã sôi được khoảng 2 phút cho cà phê vào hòa tan.
Bước 10: Dùng dao tách nhẹ phần bánh flan rồi úp ngược cốc vào khuôn lớn hơn sao cho phần bánh flan nằm chính giữa, rồi đổ phần rau câu lên trên.
Bước 11: Bây giờ bạn chỉ cần đợi bánh flan rau câu đông lại là có thể thưởng thức rồi, bánh rau câu flan sẽ càng ngon hơn khi được làm lạnh trong ngăn mát tủ lạnh từ 2-3 giờ đấy.

Mẹo nhỏ khi làm bánh flan rau câu nhé:

- Để kiểm tra bánh chín hay chưa, bạn sử dụng một que tăm sạch nhỏ xiên vào giữa bánh, nếu bánh không dính vào que tăm nữa tức là bánh chín rồi đấy.
- Bạn có thể tận dụng những vỏ lon bia sạch, các làm đôi để làm khuôn đựng bánh flan rau câu như thế này.
- Để phần bánh flan nằm chính giữa đẹp mắt, chúng ta dùng ngón tay trỏ giữ ở phía trên khuôn úp ngược, còn ngón cái và ngón giữa giữ cố định lon bia, sau đó đập mạnh lon bia vào bàn tay còn lại bánh flan sẽ tự động rơi vào giữa lon bia.
- Khi đổ phần thạch rau câu vào khuôn, trước tiên bạn nên đổ đến ½ miếng bánh đợi rau câu đông lại bạn mới đổ tiếp phần còn lại, làm như vậy miếng bánh flan sẽ được cố định ở giữa bánh.

7, Bánh flan bông lan socola ngon mát

Nguyên liệu:

- Phần flan: 1 hộp sữa ông thọ, 200 cream cheese (kem phô mai) để bên ngoài cho thật mềm, 200 ml whipping cream, 6 trứng gà, 300 ml sữa tươi không đường, 1 muỗng cà phê vani, 1 muỗng canh rượu Rum (nếu có)
- Phần nước đường caramel: 100 gr đường, 120 ml nước lạnh
- Phần bánh bông lan: 4 trứng gà, 30 ml dầu, 20 gr bột chocolate, 90 gr đường, 25 ml sữa tươi không đường, 1 chút xíu muối, 45 gr bột mì, 1 muỗng cà phê vani

Thực hiện:

Bước 1: Làm đường caramel
Đường, 100 ml nước cho vào nồi nấu lửa nhỏ, cứ nấu cho đường chuyển qua màu nâu thì cho 20 ml nước sôi vào nấu 30 giây nữa là tắt bếp. (Cách này giúp caramel không bị quá ngọt và đắng). Trong thời gian nấu không dùng đũa khuấy mà chỉ cần cầm nồi lắc cho đường không bị trào.
Đổ nước đường caramel vào khuôn to hay nhỏ tùy ý.
Bước 2: Làm phần bánh flan
Cho hết nguyên liệu flan vào máy sinh tố, xay 1 phút là tắt máy. Lược hỗn hợp này qua rây và đổ từ từ vào khuôn đã có caramel. Lấy giấy kiếng bọc miệng khuôn. Và cho khuôn flan này vào 1 khuôn to hơn, đổ nước sôi ngập 1/2 khuôn.
Bước 3: Mở lò 150-160 độ C trước 10 phút. Sau đó cho khuôn bánh flan vào ngăn giữa lò nướng 50 phút.
Bước 4: Làm phần bánh bông lan
Dầu hâm nóng trong lò vi sóng trong vài giây cho dầu hơi ấm, sau đó cho bột cacao vào dùng muôi khuấy tan rồi cho lòng đỏ vào trộn.
Tiếp theo, cho 30 gr đường, dầu và sữa vào khuấy đều. Cuối cùng, rây bột mì vào trộn chung cùng với chút xíu muối và vani.
Bước 5: Lòng trắng cho vào âu, dùng máy đánh 2 phút, sau đó cho từ từ đường vào đánh cho lòng trắng bông cứng. Cho 1/2 lòng trắng vào âu bột dùng phới trộn nhẹ 1 chiều cho đều, rồi cho tiếp 1/2 lòng trắng trứng còn lại vào trộn tiếp ta có 1 hỗn hợp hơi lỏng và mịn.
Bước 6: Qua 50 phút nướng flan, bạn lấy khuôn bánh ra, đổ phần bánh bông lan socola lên phần flan và cho khuôn bánh vào nướng tiếp 40-45 phút nữa là hoàn tất.

Lấy bánh ra để nguội và bỏ vào ngăn máy tủ lạnh ít nhất 2 tiếng, trước khi úp bánh ra dĩa rồi thưởng thức. Flan bông lan socola thơm ngon, thanh mát lại đẹp mắt thế này ai cũng mê!

8, Bánh flan lá dứa rau câu

Nguyên liệu

- 3 quả trứng gà
- 100ml whipping cream
- 200ml sữa tươi
- 120g đường 20g cà phê
- 20g socola dạng sệt
- Khuôn làm bánh
- Chút xíu muối
- 10 lá dứa
- 2 gói rau câu

Cách làm bánh flan lá dứa rau câu

Bước 1: Cho cà phê vào phin và pha lấy 200ml cà phê. Tốt nhất bạn nên chọn loại cà phê sữa sẽ có mùi thơm hơn cà phê đá.
Bước 2: Lá dứa rửa sạch giã nát lấy 250ml nước cốt lá dứa sau đó chia ra làm đôi Cho 1 gói rau câu vào 200ml nước lá dứa và một gói vào nước cà phê. Cho vào mỗi tô rau câu 30g đường, khuấy đều cho tan hết đường.
Bước 3: Bắc nồi lên bếp cho 50ml rau câu cà phê vào đun sôi sau đó cho ra chén chờ đông lại rồi cho tiếp 50ml rau câu lá dứa vào đun sôi rồi cho ra chén chờ đông lại. Lấy một cái tô lớn cho trứng gà, 60g đường còn lại, sữa tươi, whipping cream, muối vào rồi đánh đều cho đường và muối tan hết sau đó lọc qua rây cho mịnh màng. Chia phần trứng sữa ra làm đôi rồi cho 50ml nước lá dứa vào 1 phần trộn đều.
Bước 4: Cho phần sữa trứng này vào khuôn nhỏ sau đó mang đi hấp hay nướng cách thủy cho bánh flan chín thì lấy ra để nguội. Phần rau câu để đông bạn cắt ra thành từng miếng nhỏ sau đó lót vào trong khuôn lớn. Cho phần rau câu còn lại lên bếp nấu sôi. Trong lúc chờ rau câu sôi bạn lấy bánh flan ra khỏi khuôn sau đó cho vào chính giữa khuôn lớn. dùng các thanh rau câu đã cắt định vị cho bánh flan nằm chính giữa không bị lệch. Khi ra câu sôi bạn tắt bếp và cho nước rau câu cà phê vào phần khuôn có nhân bánh flan lá dứa và phần rau câu lá dứa vào phần còn lại.
Bước 5: Để rau câu đông lại thì cho và nguội thì cho vào ngăn mát tủ lạnh.
Trình bày và thưởng thức Khi ăn hay chuẩn bị mang tặng ta lấy bánh flan lá dứa rau câu ra khỏi khuôn. Dùng socola sệt viết lên những dòng yêu thương nhắn gởi và gói vào hộp tặng cho đối phương.

9, Bánh flan trà xanh

Nguyên liệu và dụng cụ làm bánh flan trà xanh:

– 2 lòng đỏ trứng gà
– 1 trứng gà
– 1 bịch sữa tươi không đường
– 40gr đường cát
– 2 tsp bột trà xanh.
– Vanilla
– Nồi nhỏ
– Dao
– Máy đánh trứng whisk
– Khuôn đúc
– Khuôn tròn đựng bánh
– Đĩa tròn

Cách làm bánh flan trà xanh:

Bước 1: Cho sữa vào một cái nồi nhỏ. Đun cho đến khi sủi bọt nhẹ lăn tăn rồi tắt bếp để nguội bớt.
Bước 2: Trong một cái máy trộn whisk . Đánh trứng với lòng đỏ đập tan, đánh đều
Bước 3: Tiếp tục cho đường và vani vào đánh mạnh tay cho hỗn hợp trở nên nhạt màu.
Bước 4: Sau đó, đổ một chút sữa đã đun nóng ở trên cho vào bột trà xanh quậy tan rồi cho vào hỗn hợp trứng ở bước 3. Bạn hãy dùng whisk đánh đều cho tan.
Bước 5: Tiếp đến bạn cho hỗn hợp vào khuôn. Cho tất cả hỗn hợp trà xanh vào khuôn.
Nếu bạn lo lắng bánh có thể không róc ra được khi mà bánh đã chín. Bạn có thể làm lớp đường vào đổ vào bên dưới cùng.
Còn nếu không muốn có lớp đường nâu, bạn có thể đun đường nhạt màu 1 tí, đừng để đường đến vàng là được nhé!
Bước 6: Cho 1 khuôn to hơn, đổ nước vào ½ khuôn, hâm nóng lò ở 150 độ C.
Bước 7: Cho bánh vào lò nướng khoảng 40 phút. Khi bánh đã chín, để nguội bớt, cho nguyên khuôn vào tủ lạnh vài tiếng cho mát, lấy ra dùng dao rạch quanh thành bánh cho dễ lấy và trút xuống đĩa là được.

10, Bánh flan kiểu Philippines thơm ngậy

Nguyên liệu và dụng cụ

– 1 chén đường nâu.
– ¼ chén nước.
– 10 – 12 lòng đỏ trứng gà.
– 1 ly sữa tươi.
– 1 ly sữa đặc.
– Nồi.
– Tô.
– Khuôn.
– Muỗng gỗ.
– Lò nướng.
– Khay nướng.
– Rây.

Cách làm bánh flan kiểu Philippines:

Bước 1: Cho đường và nước vào nồi, đun sôi và khuấy đều cho đường tan hết thì ngưng khuấy, vặn nhỏ lửa lại và đun tiếp cho đến khi thấy hỗn hợp nước đường chuyển thành caramel có màu nâu cánh gián đẹp mắt thì tắt bếp. Đổ phần caramel này vào khuôn bánh flan.
Bước 2: Cho lòng đỏ trứng, sữa tươi và sữa đặc vào 1 cái tô lớn, khuấy đều rồi lọc qua rây để hỗn hợp thật mịn màng.
Bước 3: Khi phần caramel lỏng đã đông lại thì trút hỗn hợp sữa trứng vào khuôn. Đặt khuôn bánh vào khay nướng, rót nước nogn1 vào khay sao cho nước ngập ½ khôn bánh là được. Cuối cùng thì cho bánh vào lò, nướng ở nhiệt độ 180 độ C trong khoảng 40 – 50 phút là hoàn thành!
Lưu ý: bạn nhớ làm nóng lò trước khi nướng 10 -15 phút nhé!

11, Bánh flan chanh dây giải nhiệt

Nguyên liệu

- 6 quả trứng gà
- 500 ml sữa tươi
- 4 trái chanh dây
- 1/2 muỗng cà phê muối
- 60 gram đường
- 100 ml nước lọc
- 1 muỗng canh nước cốt chanh
- Ly hay chén nhỏ để làm khuôn bánh
- Rây lọc

Cách làm bánh flan

Bước 1: Cắt đôi chanh leo dây, dùng muỗng múc phần ruột cho lên rây, lọc lấy nước cốt. Để nước cốt vào chén. Lưu ý, lấy lại một ít hạt chanh dây, bỏ vào trong phần đường ở đáy khuôn để trang trí.
Bước 2: Cho đường và nước theo tỷ lệ 3 muỗng nước, 2 muỗng đường vào nồi, đun nhỏ lửa.
Bước 3: Khi đường tan, tiếp tục cho nước cốt chanh dây vào, quậy đều, tắt bếp.
Bước 4: Đổ đường vào đáy khuôn sau cho phần nước đường dày khoảng 1 cm so với đáy.
Bước 5: Đặt nồi lên bếp, cho sữa tươi và kem tươi vào nồi, dùng vá khuấy nhanh tay cho hai thành phần này tan vào nhau. Khi hỗn hợp sôi thì tắt bếp.
Bước 6: Tách lấy lòng đỏ của 4 quả trứng vào thau, cho tiếp 2 trứng gà vào. Dùng máy đánh trứng đánh khoảng 10 phút thì cho vào hỗn hợp sữa và kem vào. Tiếp tục dùng máy đánh trứng đánh hỗn hợp vừa trộn khoảng 2-3 phút.
Bước 7: Đổ hỗn hợp vừa đánh vào khuôn đã có nước đường. Lưu ý, chỉ được đổ 2/3 khuôn. Nếu đổ đầy, khi chín, bánh sẽ nở ra khiến hình dáng bánh không đẹp.
Bước 8: Làm chín bánh: Tùy thuộc vật dụng nhà bếp, bạn có thể làm chín bánh bằng hai cách.
-         Nướng: Đổ nước nóng vào khay nướng, lần lượt xếp khuôn bánh flan vào. Cho khay bánh flan vào lò nướng đã làm nóng. Nướng bánh ở nhiệt độ 150 độ C khoảng 30-35 phút, bánh chín.
-         Hấp: Cho nước vào nồi, đun sôi. Khi nước sôi, lần lượt xếp các khuôn bánh flan vào nồi. Cuối cùng dùng một chiếc khăn phủ lên mặt các cốc. Thao tác này nhằm tránh cho bánh bị rỗ khi nước ở nắp nồi nhỏ xuống. Hấp bánh khoảng 30- 40 phút với lửa vừa.
Bước 9: Lấy khay bánh ra khỏi lò/nồi để nguội, rồi cho vào tủ lạnh. Khi ăn, có thể tùy ý cho thêm đá bào và cà phê đen.

Lưu ý khi làm bánh flan chanh dây

Bạn nên tách bỏ hết lòng trắng trứng, nếu không bánh sẽ mất ngon.
Bánh flan bạn làm không có chất bảo quản nên chỉ có thể để tủ lạnh và sử dụng trong 2-3 ngày. Nếu để lâu, bánh sẽ bị biến chất, mất ngon và dễ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nếu làm bánh flan cho trẻ nhỏ, bạn không nên làm lớp caramen.

12, Bánh flan thập cẩm

Nguyên liệu:

- Thạch trắng: 1 thìa nhỏ bột rau câu dẻo (7g), 300ml nước lọc, 2 thìa súp sữa đặc
- Thạch dâu: 1 thìa nhỏ bột rau câu dẻo (7g), 300ml nước lọc, 1 thìa súp sữa đặc, 1 thìa nhỏ sirô dâu
- 100g long nhãn
- Phần nước cốt dừa: 200 ml nước cốt dừa lon, 1 thìa nhỏ bột ngô, nửa thìa nhỏ muối, một thìa nhỏ đường
- 5 – 6 bát con bánh flan

Cách làm:

Bước 1: Làm phần thạch trắng:
Cho nước vào nồi hòa với bột rau câu và khuấy đều đến khi bột rau câu hòa tan với nước thì cho nồi lên bếp đun sôi.
Thêm sữa đặc vào nồi khuấy liên tục đến khi hỗn hợp hòa trộn tất cả các nguyên liệu với nhau.Khi rau câu sôi thì bạn văn lửa nhỏ đổ vào khuôn hoặc bát con chf nguội sau đó để vào ngăn mát tủ lạnh.
Bước 2: Phần thạch dâu các bước bạn thực hiện giống hệt cách làm phần thạch trắng chỉ thêm một thao tác chi bạn đó là cho thêm sirô dâu ngay sau khi cho sữa đặc thì bạn cho luôn siro dâu vào khuấy cùng.
Bước 3:  Cho nước cốt dừa, bột ngô, đường, muối, và khuấy đều để các nguyên liệu hòa tan trong phần nước cốt dừa, sau đó đặt nồi lên bếp, bạn trút hỗn hợp này vào và nấu sôi, khi hỗn hợp sôi bạn vặn lửa nhỏ để một lúc cho phần cốt dừa sanhs lại thì tắt bếp, bạn chú ý luôn phải khuấy đều tay để hỗn hợp nước cốt này khônng bị bén nồi và cháy.
Bước 4:  Chờ cho thạch lạnh bạn mang ra cắt hạt lựu, nếu có loại da bằng răng cưa cắt trang trí sẽ đẹp hơn đấy nhé.
Bước 5:  Sau khi các nguyên liệu đã sẵn sàng, bạn múc 1 thìa thạch trắng, một thìa thạch đỏ, thêm ít long nhãn, tiếp tục bạn cho bánh flan và rưới nước cốt dừa lên trên thêm đá bào hoặc hoa quả cắt nhỏ tùy thích.

Bánh flan ăn theo cách này vừa lạ miệng thú vị và không bị ngán, hãy thử làm bạn nhé, chắc chắc bạn sẽ hài lòng với món bánh flan thập cẩm này.

13, Bánh flan dâu tây ngọt ngào

Nguyên liệu

- Trứng gà: 5 quả
- Sữa đặc: 1/2 lon
- Sữa tươi: 2 bì sữa cô gái Hà lan (hương dâu)
- Đường: 50g
- Dâu tây: 10 quả

Cách làm

Bước 1: Làm caramen: Cho đường và một ít nước vào nồi, đun trên lửa cho đến khi nước đường sôi thì hạ nhỏ lửa. Đến khi nước đường chuyển sang màu cánh gián thì tắt bếp
Bước 2: Cho thêm 1 muỗng canh nước lạnh vào nước đường, đun hỗn hợp cho đến khi sôi lại thì tắt bếp. Đổ caramen ra khuôn đựng bánh, chỉ đổ một lớp mỏng
Bước 3: Làm flan: Cho trứng vào tô rồi đánh nhẹ cho tan hết trứng, dùng rây lọc lại trứng để trứng nhìn được mịn hơn
Bước 4: Rửa sạch dâu tây, bỏ cuống, cho 7 quả vào máy xay mịn, 3 quả để lại dùng trang trí
Bước 5: Đong 1 lon nước sôi nóng (dùng lon sữa đặc để đong) cho vào sữa đặc khuấy đều, cho sữa và sữa dâu vào trứng.
Bước 6: Cho dâu tây đã xay mịn vào hỗn hợp trứng, sau đó khuấy thật đều, dùng rây lọc lại hỗn hợp để bỏ đi phần xác của dâu tây
Bước 7: Cho hỗn hợp vào khuôn đã đựng caramen, sau đó cho vào nồi hấp. Dùng khăn che lại rồi đậy nắp lên, mục đích để hơi nước không rơi xuống bánh. Cho bánh hấp khoảng 30 – 45 phút là bánh sẽ chín.

Bước 8: Khi bánh chín lấy bánh ra, cắt tỉa dâu theo tùy thích của bạn rồi trải dâu lên bánh flan.
Read More

Thứ Ba, 26 tháng 9, 2017

Máy đánh trứng Bluestone siêu phẩm cho người mới bắt đầu

tháng 9 26, 2017 0
Đối với những bạn thích nội trợ, đặc biệt là đam mê làm bánh thì trong căn bếp nhỏ sẽ không thể nào thiếu được máy đánh trứng. Hôm nay mình sẽ review về chiếc máy đánh trứng Bluestone -một loại máy mà mình khá thích dùng mỗi khi làm bánh.

Thiết kế hiện đại, sang trọng

Là một loại máy đánh trứng với mã lực cao nên ngay từ vẻ bề ngoài, máy đánh trứng Bluestone đã toát lên vẻ mạnh mẽ với phần thân máy ánh bạc từ thép không gỉ, phần tay cầm bằng nhựa cứng màu đen hiện đại. Điều làm mình thích nhất là thân máy khá nhẹ nên rất dễ dàng thao tác trong quá trình sử dụng.

Kiểu dáng trang nhã, hiện đại của máy đánh trứng Bluestone

Que đánh được làm bằng inox, không han gỉ, dễ dàng rửa sạch  nước rửa bát, đảm bảo vệ sinh. Chất liệu này cũng giúp que đánh bền hơn, tăng thời gian sử dụng. Có 2 loại que đánh là que đánh trứng và que nhào bột. Que đánh trứng là que dạng phới lồng, thiết kế này giúp nguyên liệu dễ dàng được đánh nhuyễn và bông xốp. Que nhào bột dạng móc treo giúp nhào bột mịn màng, thớ bột dai, bánh thành phẩm xé sợi đẹp mắt.

Tính năng đa dạng

Máy đánh trứng Bluestone được điều khiển bằng các nút chỉnh tốc độ trên tay cầm gồm 6 tốc độ khác nhau phù hợp với từng lượng nguyên liệu và nhu cầu sử dụng.

Bên cạnh đó máy còn có nút gia tốc nhanh  – Turbo – giúp tăng tốc nhanh bất kỳ lúc nào mà vẫn an toàn khi sử dụng.

Với công suất 300W, sức đánh lớn và nhanh, bạn sẽ tiết kiệm được kha khá thời gian khi trộn đánh nguyên liệu. Công suất 300W cũng cho phép máy có thể nhào các loại bột bánh mỳ – điều  bất khả thi với các loại máy đánh trứng cầm tay công suất nhỏ.

Ngoài ra, hiệu điện thế 230V/50Hz cũng rất phù hợp với dòng điện dân dụng ở Việt Nam nên không cần phải lo sử dụng bộ chuyển đổi phức tạp.

Độ bền lớn – Tuổi thọ cao

Một điều khá thú vị mà mình rất thích máy đánh trứng Bluestone luôn có thời hạn bảo hành lên đến 2 năm. Quả là một chế độ bảo hành quá tuyệt vời với một chiếc máy đánh trứng cầm tay phải không nào!



Theo đánh giá của cá nhân mình, với những bạn không có điều kiện mua máy trộn bột để bàn công suất lớn hay chỉ đơn giản là không có diện tích căn bếp nhà diện tích lớn thì chiếc máy đánh trứng Bluestone này là một lựa chọn vô cùng hợp lí, vừa chất lượng, vừa tiết kiệm.

Là một người đã có nhiều năm kinh nghiệm làm bánh, đã dùng và thử qua rất nhiều các loại máy đánh trứng cầm tay, với mỗi chiếc máy tùy theo giá cả và công dụng mà cho mình những cảm nhận khác nhau. Với riêng chiếc máy đánh trứng Bluestone này, có thể là do phù hợp với nhu cầu  hiện tại nên mình cực kỳ ưng ý và muốn khuyên dùng cho mọi người.

Một chiếc máy đánh trứng công suất cao, bền bỉ theo thời gian với mức giá hợp lí, nếu đó là điều mong muốn của bạn thì hãy thử dùng qua Bluestone.
Read More

Thứ Hai, 25 tháng 9, 2017

Kimchi - Đặc trưng ẩm thực Hàn Quốc

tháng 9 25, 2017 0
Là món ăn đại diện cho ẩm thực Hàn Quốc và được thế giới công nhận là thực phẩm bổ dưỡng có tác dụng chống ung thư ưu việt. Có nhiều loại kimchi, như kimchi cải thảo, kimchi củ cải…. và trong bài viết này bếp trưởng bếp Hàn của EZcooking sẽ giới thiệu cho các bạn các loại kimchi phổ biến!!!

>>> Dạo quanh Châu Á thưởng bánh Trung thu
>>> Thời gian trở thành bếp trưởng Shushi là bao lâu?

>>> Góc ẩm thực bốn phương

Baechu-kimchi (kim chi cải thảo)



Là loại kimchi thường được làm bằng mùa đông bằng cách ướp đầy nguyên các nguyên liệu đã được chuẩn bị sẵn vào những lớp lá cải thảo đã được ngâm muối sau đo bảo quản trong chum vại hoặc hộp kín. Đây là loại kim chi khá phổ biến nhưng lại có hương vị khác nhau theo từng vùng. Trước đây, kimchi không có vị cay và cũng không nóng, nhưng hơi nhạt. Ở các khu vực ấm ướt hơn thì người ta muối kimchi mặn hơn, cay hơn và đậm màu hơn.

Một loại nguyên liệu được goi là “so” không phổ biến ở các khu vực phí bắc, tại đây họ thường thái nhỏ củ cải, trộn đều với cá gia vị sau đó phết đều vào các lớp lá của cây cải thảo đã được ngâm muối. Ở khu vực phía nam, người ta thường phết “so” trộn với nước hải sản khá mặn và bột gạo nếp lên trên toàn bộ bắp cải.

Kkakdugi (Kimchi củ cải)


Mặc dù củ cải luôn sẵn có quanh năm, nhưng loại củ cải mùa đông ngọt hơn và chắc hơn. Đó là lý do tại sao nhiều món ăn phụ đóng hộp được làm từ củ cải. Nếu thêm lá củ cải xanh, lá cải, hành lá và lá ngoài của cây bắp cải vào kkadugi sẽ làm cho món ăn này trở nên thơm ngon hơn. Mắm tôm nên được dùng thay cho cho nước nước chấm làm từ cá sẽ mang đến cho kkakdugi một màu sắc tối hơn và hương vị thơm nồng. Món kkadugi sẽ tuyệt vời hơn khi được ăn cùng với hàu, nhưng phải ăn ngay càng sớm càng tốt vì món ăn này sẽ dễ bị hỏng.

Nabak-kimchi (Kimchi nước)


Cần dụng củ cải, bắp cải thảo và một lượng lớn nước dùng để làm loại kim chi này. Món kim chi này càng ít cay thì mùi vị sẽ càng ngon hơn. Đây là loại kim chi quanh năm có sẵn trong tất cả các mùa. Lời khuyên là không nên sử dụng mắm cá. Để món kim chi dược hoàn hảo, cần rắc đều muối lên trên bắp cải và củ cải, nếu không món ăn này sẽ bị quá mặn và không thể khắc phục được. Các loại gia vị khác sẽ được băm nhỏ để tránh nước dùng bị quánh đặc và bị dính.

Có thể sử dụng phần trắng của hành lá khi khi chế biến món kim chi này nhưng không nên dung phần xanh vì chúng có nhựa.  Tinh bột từ củ cải, đường và gia vị làm cho nước dùng bị đặc và dính. Khi làm kim chi nên sử dụng một miếng vải mỏng làm vật dụng để lọc không cho ớt trực tiếp vào nước dùng. Minari (cỏ muỗi) có thể trộn với nhau nhưng cần phải bảo quản lạnh, tốt nhất là nên cho Minari vào kimchi một tối trước khi sử dụng.

Để tiết kiệm thời gian nên đun sôi nước và làm lạnh, sau đó cho thêm hai muỗng đường.

Oi-so-bagi (Kim chi dưa chuột)


Là loại Kimchi phổ biến nhất vào mùa xuân và mùa hè. Với đặc điểm giòn và nước cốt tươi mát rất tuyệt vời. Oi-sobagi được làm bằng cách lên men dưa chuột với các loại quả dễ chua, món ăn này chỉ được dùng khi các nguyên liệu đã lên men. Vì vậy, không nên làm một lần quá nhiều. Nên nhớ ngâm dưa chuột vào nước muối để đảm bảo dưa không bị nát. Để nguyên liệu không bị rơi ra ngoài, nên dùng dao rạch vài đường lên miếng dưa chuột, nhưng nếu làm kim chi dua chuột với số lượng lớn thì chỉ cần cắt bỏ phần đầu và thái lát theo chiều dọc của quả dưa chuột. Để giữ cho vị tươi mát, không sử dụng nước mắm. Hương vị món ắn sẽ trở nên hấp dẫn hơn nếu có thêm một vài lát củ cải non.
Hẹ Trung Quốc thái nhỏ là nguyên liệu nhồi phổ biến nhất, nhưng trước đây người ta sử dụng các miếng dưa chuột còn thừa từ hoàng cung.

Yeolmu-kimchi (Kim chi củ cải non mùa hè)


Mặc dù mỏng và nhỏ, nhưng củ cải non mùa hè là một trong những loại rau phổ biến nhất để làm món kimchi vào mùa xuân và mùa hè. Có thể sử dụng hoặc không sử dụng mắm cá. Cơm trộn với yeolmu-kimchi và mì lạnh với yeolmu-kimchi là những món ăn độc đáo và hấp dẫn trong ngày hè nóng bức.

Bo-kimchi (kim chi cuộn)


Bo-kimchi không chỉ là kimchi truyền thống đặc biệt không chỉ nổi tiếng ở thị trấn Gaeseong, mà còn nổi tiếng khắp đất nước Hàn Quốc. Kể từ khi loại kim chi này được phục vụ như một món cuốn, các thành phần được cuộn, được gói trong lá bắp cải và sau đó được bảo quản và ủ trong một chiếc hộp màu trắng. Loại kimchi này rất dễ phục vụ và dễ ăn, và thường không bị thừa. Loại kimchi này được làm từ hải sản và trái cây với các gia vị nhạt, và được lên men và làm mềm một cách nhanh chóng và dễ dàng, vì vậy không nên làm quá nhiều cùng một lúc. Giống như jile-kimchi, món kim chi này không chỉ được làm trong ngày kimjang (ngày muối kim chi) mà món ăn này được làm trong mọi bữa ăn hoặc được để dành cho ‘Ngày Tết Nguyên Đán’.

Pa-kimchi (Kimchi hành lá)


Pa kimchi cay, phổ biến nhất ở tỉnh Jeolla, món này được làm từ hành lá với độ dày vừa phải. Loại hành lá non bản địa với phần trắng lớn là thành phần thích hợp cho loại kimchi này do có vị ngọt. Hương vị của món kim chi này tuyệt nhất là sau một thời gian dài lên men như got kim chi. Đặt càng nhiều myeolchijeot (cá cơm thái lát) thì vị cay và mặn của món này sẽ càng nồng.

Got-kimchi (kimchi lá cải Ấn độ)


Đây là kim chi dành cho bữa ăn phụ, nổi tiếng nhất ở tỉnh Jeolla. Vị cay của loại kimchi này chủ yếu là từ một lượng lớn bột ớt đỏ khiến cho món ăn này vị đắng và hương thơm độc đáo khiến cho người ăn tỉnh táo và kích thích vị giác. Nếu muốn làm giảm bớt vị cay và đắng có thể cho thêm myeolchijeot và bột gạo nếp làm giảm vị cay và đắng . Gotwhich được đánh giá là ngon thường có hương vị và mùi thơm nồng, và sắc tím. Bạn có thể thêm những lá hành non nếu muốn gia tăng hương vị món ăn. Thời gian muối món kim chi này là khoảng 1 tháng, nếu dùng đủ muối thì món ăn có thể bảo quản đến mùa xuân thậm chí là mùa hè. 

Dongchimi (kimchi nước củ cải)


Mùi vị mát lạnh của lê với vị ngọt đậm và củ cải kết hợp để tạo ra món dongchimi có hương vị ngon nhất. Lê dùng để làm dongchimi cần phải chin tới để món ăn được bảo quản tốt nhất; ngoài ra, khi lê chin tới vị ngọt chiếm khoảng 7-10%, nhiều đường fructose, và ít gluco nhất. Vì có mùi vị ít chua, nên lê là nguyên liệu lý tưởng để làm món dongchimi.

Chonggakmu-kimchi (kimchi làm bằng toàn bộ củ cải)



Loại kim chi này rất phổ biến trên toàn Hàn Quốc nhưng cũng rất đa dạng và chủ yếu khác biệt là do loại mắn được sử dụng để làm món ăn này, ngoài ra thì cũng cần cho thêm bột ớt đỏ và bột gạo. Đây là loại kimchi được mọi người thích nhất, sau đó là baechu kimchi, dongchimi, và kkakdugi. Ở tỉnh Chungcheong, mùi vị của loại kim chi này được điều chỉnh chỉ bằng việc cho thêm mắm tôm. Ở tỉnh Gyeongsang và tỉnh Jeolla, kimchi được làm từ nước mắm cá được trộn với bột gạo là phổ biến nhất. Loại kimchi này được làm với dongchimi trước gimjang, vì vậy loại kim chi này được ăn sớm hơn baechu-kimchi. Để bảo quản loại kimchi này lâu người ta thường sử dụng ít myeolchijeot và bột gạo, và điều chỉnh hương vị với tôm muối hoặc canxit vàng muối để tăng thêm hương vị, sau đó bọc ngoài bằng các lá ngoài của cây bắp cải. Loại kim chi này được mọi người ưa chuộng bởi màu sắc và độ tươi lâu: loại kim chi này phải muối mất một thời gian dài mới ăn được.
Read More

Cách làm kem tinh than tre Nhật Bản

tháng 9 25, 2017 0
Món kem đen sì như mực khiến người ăn bị đen luôn cả lưỡi và môi ngay từ miếng đầu tiên này đang được giới trẻ "khoe khoang" khắp trên Instagram. Hôm nay, hãy cùng các chuyên gia pha chế của EZcooking tìm hiểu cách làm kem tinh than tre vừa ngon vừa bổ dưỡng này nhé!!!

>>> Dạy làm kem hoa quả cực ngon
>>> Cà phê vợt Sài Gòn - viên ngọc quý giữa lòng phố thị

>>> Phát cuồng đồ ăn vặt cực dễ làm


Tinh than tre, thứ bột đen và mịn này không chỉ giúp tạo màu, tạo hương vị tự nhiên cho các món ăn đã trở thành một nguyên liệu quen thuộc đối với các bà nội trợ cũng như những người yêu bánh và đam mê làm bánh. Không những thế nó còn cung cấp rất nhiều chất cần thiết cho sức khỏe của con người.

 Nguyên liệu cần có trong cách làm kem tinh than tre

– 1 cup whipping cream
– 1 cup sour cream
– 1/4 cup bột tinh than tre
– 350g sữa đặc
– 1tbsp vỏ chanh vàng bào nhỏ
– 1tbsp nước cốt chanh
– 1tbsp vanilla extract
– Topping: Tùy ý

Cách làm kem tinh than tre

Bước 1:
Rót Whipping cream (kem tươi) vào một chiếc tô lớn, thêm 1/3 khối lượng tinh than tre có trong công thức vào chung. Sau đó dùng máy đánh trứng cầm tay hoặc phới lồng đánh cho tới khi whipping bông cứng.

Lưu ý: Để whipping bông nhanh hơn, bạn nên cho âu và que đánh trứng vào trong ngăn đá tủ lạnh trước ít nhất 15 phút, whipping cũng cần đảm bảo vừa mới lấy từ trong tủ lạnh ra nha, không để ra ngoài quá lâu.
Ngoài ra trong quá trình đánh kem bạn có thể lót một khay đá dưới đáy tô để đảm bảo kem được lạnh trong suốt quá trình đánh và sẽ không bị chảy nếu máy đánh trứng công suất yếu hoặc đánh bằng phới lồng.


Nếu bạn làm chậm, nên cho whipping vào tủ lạnh trước khi làm bước 2, vì nếu để whipping ở nhiệt độ thường trong một thời gian dài sẽ rất dễ bị chảy đấy. Nếu bạn làm nhanh tay thì có thể bỏ qua bước này.

Bước 2:
Ở một chiếc tô khác, bạn cho  sour cream, sữa đặc vào chung với nhau, sau đó tiếp tục thêm nước cốt chanh, vỏ chanh bào, vanilla extract và phần bột tinh than tre còn lại vào. Dùng phới lồng khuấy đều cho đến khi tất cả các nguyên liệu hòa quyện với nhau.

Bước 3:
Sử dụng spatulla lấy từng phần whipping đã đánh bông cứng với bột tinh than tre ở bước 1 trộn đều với hỗn hợp ở bước 2. Sử dụng phương pháp trộn fold để kem không bị xẹp trong quá trình đánh nhé.
Tiếp tục làm từng bước, từng bước như vậy cho đến khi hết kem và hỗn hợp được hòa quyện.
Lưu ý: Nếu bạn chưa quen với phương pháp trộn fold, bạn có thể sử dụng phới lồng để trộn, tuy nhiên trong quá trình trộn nên bạn chỉ nên trộn theo một chiều và làm nhanh tay nhất có thể nhé.



Bước 4:
Đổ hỗn hợp đã được trộn hòa quyện ở bước 3 vào trong khuôn kem đã chuẩn bị sẵn. Cho kem vào trong tủ lạnh ít nhất 3-4 tiếng để kem đông hẳn và cuối cùng là chờ đợi và thưởng thức những ly kem ngon thôi.





Để cho những chiếc kem tinh than tre của bạn thêm lộng lẫy hơn, bạn có thể rắc một vài thứ topping màu sắc lên theo ý thích hoặc cho vào những chiếc ốc quế nhỏ xinh nha.
Read More

Post Top Ad

Your Ad Spot